Theo nguồn tin bien dong, sau khi Đô đốc Mỹ Scott Swift tham gia chuyến bay giám sát kéo dài 7 giờ trên Biển Đông, Trung Quốc đã tiến hành tập trận quy mô lớn tại vùng biển tranh chấp này.
Một tàu chiến Trung Quốc tuần tra vùng biển gần quần đảo Trường Sa của Việt Nam. |
Sau khi Đô đốc Scott Swift, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, tham gia một chuyến bay giám sát kéo dài 7 giờ trên Biển Đông, Hải quân Trung Quốc đã ngay lập tức tiến hành một cuộc tập trận bắn đạn thật lớn với hàng chục tàu chiến tiên tiến nhất tại vùng biển tranh chấp này, trang Global Times đưa tin.
Hôm 18/7, trung đội máy bay tuần tra VP-45 của Mỹ thực hiện nhiệm vụ trinh sát ở Biển Đông. Tuy nhiên, Hải quân nước này không tiết lộ hành trình cũng như khu vực mà ông Scott bay qua.
Điều này đã khiến Trung Quốc "lo sợ", vì không như việc Bắc Kinh đón đầu và cảnh cáo 8 lần máy bay P-8A của Mỹ hôm 20/5, lần này họ không hề nắm được bất cứ thông tin gì về hoạt động của ông Scott cho đến khi Hải quân Mỹ đăng ảnh và thông báo trên website chính thức.
Bộ quốc phòng Trung Quốc ngày 20/7 đã có phản ứng trước việc Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, ông Scott Swift thực hiện chuyến bay trinh sát trên Biển Đông hôm 18/7.
"Chúng tôi đã chú ý tới các báo cáo liên quan. Chúng tôi hy vọng Mỹ tuân thủ cam kết không đứng về bên nào trong các vấn đề Biển Đông, có thêm hành động thúc đẩy hòa bình và ổn định khu vực thay vì làm điều ngược lại", Thông cáo của Bộ Quốc phòng Trung Quốc viết.
Global Times cho biết Trung Quốc tổ chức cuộc tập trận để chứng tỏ quyết tâm bảo vệ lãnh thổ trên biển ngay sau đó. Ngoài Căn cứ Hải quân Changi của Singapore, Philippines đã trở thành một khu vực mới để Mỹ triển khai tàu chiến và máy bay tuần tra Biển Đông sau khi ông Benigno S. Aquino III trở thành tổng thống Philippines. Theo yêu cầu của ông Aquino, Philippines đã cho phép binh lính, máy bay và tàu chiến Mỹ hoạt động ở 8 căn cứ quân sự của nước này.
Từ Philippines, máy bay tuần tra P-8A của Hải quân Mỹ và máy bay trinh sát RC-135 của Không quân Mỹ có khả năng thực hiện tuần tra thường xuyên trên Biển Đông để giám sát các hoạt động của Hải quân Trung Quốc. Thậm chí, Tổng thống Aquino còn tìm cách để thiết lập lại Vịnh Subic - căn cứ hải quân lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á mà Mỹ đã để lại vào năm 1992.
Trong tương lai gần, Hải quân Mỹ có khả năng sẽ điều 4 tàu chiến đấu duyên hải đến Đông Nam Á. Đối mặt với thách thức mới này, Hải quân Trung Quốc đã quyết định chứng minh quyết tâm bảo vệ yêu sách lãnh thổ trên Biển Đông thông qua việc phát động một cuộc tập trận hải quân lớn. Trong một đoạn video đăng trên kênh Truyền hình Trung ương Trung Quốc CCTV, những tàu đổ bộ đệm khí lớp Zubr mua từ Ukraine của Trung Quốc cũng tham gia vào cuộc tập trận.
Trung Quốc coi cuộc tập trận là một cơ hội để đào tạo thủy thủ trên các tàu chiến bề mặt khác nhau trong việc phối hợp ở một môi trường chiến đấu thực sự, đồng thời cũng là bước chuẩn bị cho lực lượng hải quân thực hiện cuộc đổ bộ chống lại kẻ thù. Trong cuộc tập trận này, máy bay trực thăng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển thủy quân lục chiến của quân đỏ để tấn công phía sau quân xanh (đối phương) trên một hòn đảo chưa xác định ở Biển Đông.
Xem thêm: tin biển đông
0 nhận xét:
Đăng nhận xét